Vụ nổ xảy ra lúc 11h45 theo giờ địa phương tại nhà máy Marcoule, BBC đưa tin. Một hàng rào an ninh ngay sau đó đã được thiết lập để đề phòng các nguy cơ có thể đe dọa môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân này. Các quan chức tại hiện trường cho hay vụ nổ bắt nguồn từ một đám cháy gần lò nung trong khu vực lưu trữ chất thải phóng xạ có tên Centraco.
Nhà máy điện hạt nhân Marcoule và bản đồ vị trí nhà máy. Ảnh: AFP. Đồ họa BBC. |
Dù một người thiệt mạng và 4 người bị thương sau vụ nổ, nhưng chủ sở hữu của nhà máy, nhà cung cấp điện quốc gia EDF, cho hay đây là một tai nạn công nghiệp chứ không phải là một sự cố hạt nhân. EDF cũng khẳng định mọi chuyện đã nằm trong tầm kiểm soát và không công nhân bị thương nào bị phơi nhiễm phóng xạ, các quan chức cho biết thêm.
Người phát ngôn của EDF cho biết lò nung bị ảnh hưởng bởi vụ nổ chuyên dùng để đốt các chất thải, bao gồm nhiên liệu, hay các công cụ và quần áo được sử dụng trong quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, nhưng có mức độ phóng xạ thấp. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Pháp, Pierre-Henry Brandet, sau đó cho biết không có rò rỉ phóng xạ tại khu vực xảy ra vụ nổ cũng như quanh nhà máy điện hạt nhân Marcoule.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã liên lạc với giới chức Pháp để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân vụ nổ. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Pháp, Nathalie Kosciuscko-Morizet, đã tới thăm hiện trường vụ nổ ngay trong ngày hôm nay. AFP trích lời bà Kosciuscko-Morizet cho hay sự có mặt của bà là nhằm giúp tiến hành một sự đánh giá chính xác về các tác động phóng xạ có thể xảy ra sau vụ nổ.
Trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải phóng xạ Centraco thuộc một chi nhánh của EDF, chuyên sản xuất nhiên liệu MOX dùng trong việc tái chế plutonium từ các vũ khí hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân Marcoule đi vào hoạt động từ năm 1955 và là một trong những nhà máy dạng này lâu đời nhất tại Pháp, dù đã được hiện đại hóa rất nhiều.
Tất cả 58 lò phản ứng hạt nhân của Pháp đã phải trải qua những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt trong vài tháng qua, sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. An toàn hạt nhân là một vấn đề rất nhạy cảm tại Pháp, đất nước có 75% nhu cầu năng lượng được đáp ứng từ điện hạt nhân. Hồi tháng 6, Pháp thông báo đã đầu tư 1 tỷ euro cho ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm một phần lớn dành cho việc nghiên cứu an toàn hạt nhân.
Người phát ngôn của EDF cho biết lò nung bị ảnh hưởng bởi vụ nổ chuyên dùng để đốt các chất thải, bao gồm nhiên liệu, hay các công cụ và quần áo được sử dụng trong quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, nhưng có mức độ phóng xạ thấp. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Pháp, Pierre-Henry Brandet, sau đó cho biết không có rò rỉ phóng xạ tại khu vực xảy ra vụ nổ cũng như quanh nhà máy điện hạt nhân Marcoule.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã liên lạc với giới chức Pháp để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân vụ nổ. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Pháp, Nathalie Kosciuscko-Morizet, đã tới thăm hiện trường vụ nổ ngay trong ngày hôm nay. AFP trích lời bà Kosciuscko-Morizet cho hay sự có mặt của bà là nhằm giúp tiến hành một sự đánh giá chính xác về các tác động phóng xạ có thể xảy ra sau vụ nổ.
Trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải phóng xạ Centraco thuộc một chi nhánh của EDF, chuyên sản xuất nhiên liệu MOX dùng trong việc tái chế plutonium từ các vũ khí hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân Marcoule đi vào hoạt động từ năm 1955 và là một trong những nhà máy dạng này lâu đời nhất tại Pháp, dù đã được hiện đại hóa rất nhiều.
Tất cả 58 lò phản ứng hạt nhân của Pháp đã phải trải qua những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt trong vài tháng qua, sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. An toàn hạt nhân là một vấn đề rất nhạy cảm tại Pháp, đất nước có 75% nhu cầu năng lượng được đáp ứng từ điện hạt nhân. Hồi tháng 6, Pháp thông báo đã đầu tư 1 tỷ euro cho ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm một phần lớn dành cho việc nghiên cứu an toàn hạt nhân.
Nhật Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét