Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

10 nước cạnh tranh nhất thế giới

Châu Á chỉ đóng góp 2 đại diện trong danh sách 10 nước năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.

Việt Nam lại rớt hạng cạnh tranh

Báo cáo xếp loại dựa trên 12 tiêu chí: các định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, hàng hóa và tính hiệu quả của thị trường, giáo dục đào tạo bậc cao, tính hiệu quả của thị trường lao động, tính sẵn có của công nghệ, sự phát triển thị trường tài chính, quy mô thị trường, kinh nghiệm trong kinh doanh và đổi mới. Các tiêu chí này sau đó được chia ra thành các mục nhỏ hơn.
Dưới đây là 10 nước dẫn đầu về năng lực cạnh tranh theo báo cáo của WEF.

1. Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thứ hạng năm ngoái: 1
Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thế mạnh:
- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa giới kinh doanh và trí thức, giúp khuyến khích nghiên cứu, đổi mới và phát triển.
- Các định chế và thị trường tài chính mạnh.
- Cơ sở hạ tầng vững chắc.
Điểm yếu:
Tỷ lệ tuyển sinh đại học thấp, chỉ 49,4%.

2. Singapore

Mọi con mắt đều đang đổ dồn về Singapore. Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công, giờ họ chỉ cần hoàn thiện chúng hơn.
Thứ hạng năm ngoái: 3
Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công
Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công.
Thế mạnh:
- Singapore dẫn đầu về thể chế mạnh, minh bạch và hiệu quả.
- Đứng vị trí số một về sự phát triển thị trường tài chính.
- Cơ sở hạ tầng tốt (đứng thứ 3).
Điểm yếu:
Cần phát triển thêm công nghệ tiên tiến và doanh nghiệp mạnh.

3. Thụy Điển

Thụy Điển bị tụt một bậc so với năm ngoái nhưng đa phần là do sự vươn lên của Singapore. Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.
Thứ hạng năm ngoái: 2
Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.
Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.
Thế mạnh:
- Các thể chế mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân và lãnh đạo các tập đoàn có đạo đức kinh doanh cao. Xét về văn hóa doanh nghiệp và sức đổi mới, nước này đứng thứ 2.
- Đứng thứ 2 về giáo dục và đào tạo nâng cao.
- Kinh tế vĩ mô ổn định do nợ công thấp và ngân sách cân bằng.
Điểm yếu:
Giống như các nước vùng Scandinavia khác, Thụy Điển thiếu một thị trường lao động linh hoạt.

4. Phần Lan

Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.
Thứ hạng năm ngoái: 7
Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.
Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.
Thế mạnh:
- Đứng thứ 3 thế giới về các định chế công.
- Dẫn đầu về giáo dục bậc cao.
- Xếp thứ 3 về tốc độ đổi mới.
Điểm yếu:
Thâm hụt ngân sách tăng ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế vĩ mô.

5. Mỹ

Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh. Nhưng có vẻ như khu vực cả công và tư nhân sẽ phải học cách hợp tác với nhau nếu nước này vẫn muốn duy trì chỗ đứng của mình
Thứ hạng năm ngoái: 4
Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh.
Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh.
Thế mạnh:
- Các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và khả năng đổi mới cao.
- Hệ thống giáo dục bậc cao chất lượng hợp tác hiệu quả với khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
- Nền kinh tế trong nước rộng lớn.
- Các thị trường tài chính đang được cải thiện (vươn lên vị trí 22 từ mức 31 năm ngoái).
Điểm yếu:
- Doanh nghiệp không tin tưởng các định chế của nhà nước. Do đó, Mỹ chỉ đứng thứ 39 về mặt này. Xét về lòng tin giữa các chính trị gia và doanh nghiệp, Mỹ xếp ở vị trí thứ 50 và đứng thứ 66 về lãng phí công.
- Đứng thứ 90 về độ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ yếu là do lượng nợ công khổng lồ và các vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.

6. Đức

Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái. Dù đang phải đối mặt với một vài vấn đề, nhưng năng lực cạnh tranh của nước này vẫn rất cao.
Thứ hạng năm ngoái: 5
Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái.
Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái.
Thế mạnh:
- Đứng thứ 2 về cơ sở hạ tầng.
- Có sự trợ giúp lớn dành cho các doanh nghiệp cỡ vừa. Báo cáo của WEF ca ngợi các tập đoàn lớn của Đức đã chiếm lĩnh được thị trường cấp thấp.
Điểm yếu:
- Thị trường lao động khắc nghiệt (đứng thứ 125).
- Số lượng các nhà khoa học và kỹ sư suy giảm, từ mức 27 năm ngoái nay đã rơi xuống vị trí thứ 41.

7. Hà Lan

Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.
Thứ hạng năm ngoái: 8
Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.
Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.
Thế mạnh:
- Hà Lan đã cố gắng xây dựng các định chế vốn đã mạnh của mình ngày càng mạnh hơn.
- Cải thiện tính hiệu quả của các thị trường tài chính và năng lực của các doanh nghiệp (xếp thứ 5).
- Đứng thứ 8 về giáo dục đào tạo cấp tiểu học và nâng cao.
Điểm yếu:
Cần cải thiện tính linh hoạt của thị trường lao động.

8. Đan Mạch

Tương tự Hà Lan, vị trí của Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.
Thứ hạng năm ngoái: 9
Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.
Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.
Thế mạnh:
- Các định chế của Đan Mạch được đánh giá mạnh thứ 5 thế giới.
- Có thị trường lao động linh hoạt nhất trong số các nước vùng Tây Bắc Âu và đứng thứ 6 trên thế giới.
Điểm yếu:
Đan Mạch cần tiếp tục cải thiện các thị trường tài chính và doanh nghiệp.

9. Nhật Bản

Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.
Thứ hạng năm ngoái: 6
Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.
Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.
Thế mạnh:
- Kinh nghiệm kinh doanh hàng đầu thế giới.
- Khả năng đổi mới đứng thứ 4 thế giới.
- Số lượng bằng sáng chế trên đầu người nhiều thứ hai toàn cầu.
Điểm yếu:
Nước này phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng nên chỉ đứng thứ 113 thế giới về mặt này. Nợ công chiếm khoảng 220% GDP.

10. Anh

Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.
Thứ hạng năm ngoái: 12
Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.
Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.
Thế mạnh:
- Các doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm và có tính đổi mới.
- Quy mô thị trường lớn thứ 6.
Điểm yếu:
Nền kinh tế vĩ mô yếu kém (đứng thứ 85) do thâm hụt ở mức hai con số, nợ công khổng lồ (chiếm 77% GDP) và tỷ lệ tiết kiệm thấp (12,3% năm 2010).
Ngọc Thúy (theo Business Insider)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews