Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Giá cầu thủ Việt Nam tăng phi mã

Thị trường chuyển nhượng cầu thủ hiện nay đang được coi như một trong những “hòn đá tảng” cản trở bóng đá Việt Nam cất cánh và gây mất ổn định cho nhiều đội bóng. Vậy trong 8 năm qua, thị trường này biến động như thế nào?

> Các ông bầu yêu cầu VFF can thiệp chuyển nhượng cầu thủ

V-League 2003, Minh Phương chuyển từ Cảng Sài Gòn tới Đồng Tâm Long An với giá 400 triệu đồng. Vào thời điểm đó, mức giá này là cao nhất. Nhưng tám năm sau, kỷ lục chuyển nhượng Việt Nam đang thuộc về Phước Tứ. Trung vệ xuất thân từ Thể Công bỏ Thanh Hóa tới Sài Gòn Xuân Thành với mức “lót tay” 12 tỷ đồng.
V-League 2003, Minh Phương từ Cảng Sài Gòn về Đồng Tâm Long An với mức giá 400 triệu đồng.
Hai mùa đầu tiên, V-League hầu như không có khái niệm mua bán cầu thủ nội. Vụ chuyển nhượng đầu tiên ở giải đấu này là trường hợp của Minh Phương. Sau Tiger Cup 2002, Minh Phương từ Cảng Sài Gòn tới Đồng Tâm Long An với giá 400 triệu đồng. Cùng với Minh Phương, không lâu sau đó, Trịnh Xuân Thành, Trường Giang – hai cầu thủ được xem là phát hiện của bóng đá Việt Nam cũng bỏ đội cũ tìm bến đỗ mới. Xuân Thành từ Hải Phòng, Trường Giang từ Tiền Giang cùng đến Bình Dương. Trường Giang lập kỷ lục mới về giá trị chuyển nhượng khi được Bình Dương trả 1,2 tỷ đồng. Nếu không tính các cầu thủ ngoại, Trường Giang là cầu thủ đắt giá nhất V-League ở thời điểm đó. Tới năm 2006, kỷ lục của Trường Giang vẫn chưa bị phá bởi thương vụ đắt giá nhất thuộc về Trung Kiên (từ Nam Định tới Thép MN-Cảng Sài Gòn) vẫn chỉ là 1,2 tỷ đồng.
Hai năm sau đó, kỷ lục chuyển nhượng mà Trung Kiên và Trường Giang nắm giữ đã bị phá rất sâu với trường hợp của Lê Công Vinh.
Công Vinh được xem là ngôi sao lớn nhất của bóng đá Việt Nam nhờ tỏa sáng ở AFF Cup 2008. Sau bàn thắng lịch sử vào lưới Thái Lan trong trận chung kết lượt về, đưa tuyển Việt Nam lần đầu vô địch, Công Vinh rời Sông Lam Nghệ An. Tới Hà Nội T&T theo hợp đồng ba năm, Công Vinh được đội này trả 7 tỷ đồng “lót tay” cùng mức lương 50 triệu đồng mỗi tháng.
Kỷ lục của Công Vinh chỉ tồn tại đúng một năm. Năm 2009, Ninh Bình, đội bóng của ông “bầu” Hoàng Mạnh Trường, ký hợp đồng với trung vệ Như Thành của Bình Dương. Để có được Như Thành, Ninh Bình phải trả cho cầu thủ này 8 tỷ đồng. Cũng trong năm 2009, Ninh Bình mua thêm tiền đạo Việt Thắng từ Đồng Tâm Long An. Cái giá mà “bầu” Trường phải trả để sở hữu trung phong cắm ưng ý nhất của HLV Calisto, trong hai năm là 6 tỷ đồng.
V-League 2010, Phước Tứ đến Sài Gòn Xuân Thành với hợp đồng kỷ lục 12 tỷ đồng.
V-League 2010, Phước Tứ đến Sài Gòn Xuân Thành với hợp đồng kỷ lục 12 tỷ đồng.
Kết thúc V-League 2010, giá cầu thủ Việt Nam có kỷ lục mới. Trung vệ Lê Phước Tứ - cầu thủ xuất thân từ Thể Công đến Sài Gòn Xuân Thành với bản hợp đồng có thời hạn ba năm, có giá 12 tỷ đồng. Phước Tứ trở thành cầu thủ Việt Nam có giá chuyển nhượng cao nhất cho tới thời điểm này.
Kỷ lục mà Phước Tứ nắm giữ được cho là sẽ không tồn tại lâu. Bởi V-League đang có nhiều hợp đồng kiểu “bom tấn”, có thể được ký kết trong tương lai gần. Lê Công Vinh, tiền đạo mới hết hợp đồng với Hà Nội T&T vừa từ chối lời mời từ CLB Slavia Praha (Séc), bỏ qua mức lương mà HLV Calisto đề nghị nếu chịu đến Muang Thong (Thái Lan), cho biết muốn ở lại V-League.
Mới đây Công Vinh đã thương thảo với Hà Nội T&T về một bản hợp đồng mới. Hà Nội T&T muốn ngôi sao gốc Nghệ An ở lại nhưng với giá tiền “vừa phải” nhưng đôi bên chưa tìm được tiếng nói chung. Ngoài Hà Nội T&T thì Sài Gòn Xuân Thành, Navibank Sài Gòn và đội bóng cũ, Sông Lam Nghệ An được cho là muốn có Công Vinh – cầu thủ được định giá khoảng 15 tỷ đồng cho một bản hợp đồng ba năm.
Tăng Tuấn vừa nhận 8 tỷ cho hợp đồng ba năm với Bình Dương.
Sau V-League 2011, bóng đá Việt Nam đã có bản hợp đồng tiền tỷ đầu tiên. Tiền đạo Tăng Tuấn của Hoàng Anh Gia Lai vừa chuyển đến Bình Dương trong ba năm với số tiền “lót tay” tới 8 tỷ đồng.
Khoa Nguyễn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Affiliate Network Reviews